Nghiên cứu phân loại tông Mua (Melastomeae Bartl.) thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở Việt Nam
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60170
Đã lựa chọn hệ thống của S. S. Rener (1993, 2001) để sắp xếp các taxon thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở Việt Nam. Hệ thống có cơ sở khoa học và hợp lí để sắp xếp các taxon thuộc tông Mua (Melastomeae Bartl.) thuộc họ Mua ở Việt Nam. Tông Mua ở Việt Nam được ghi nhận gồm 2 chi với 18 loài, 1 phân loài và 2 thứ được ghi nhận (ngoài ra, còn có 6 tên loài còn nghi ngờ do thiếu dẫn liệu gồm: Melastoma setigerum, M. klossii, Osbeckia nutans, O. zeylanica, O. cupularis và O. truncata). Trong đó, công bố một tổ hợp tên mới cho 1 thứ (Melastoma sanguineum Sims. var. gaudichaudianum (Naudin) K.V. Quyet et D.T. Xuyen); khẳng định sự có mặt của 1 loài là: M. bauchei (mà K. Meyer (2001) còn nghi ngờ); cập nhật và chỉnh lí tên khoa học cho tông Mua (Melastomeae Bartl.) và 4 loài, 1 phân loài gồm: M. pellegrinianum, M. cyanoides, M. imbricatum, M. malabathricum ssp. normale và Osbeckia stellata; 2 loài và 1 thứ mới chỉ được ghi nhận (đặc hữu) có phân bố ở Việt Nam là: M. bauchei, M. paleaceum và M. sanguineum var. gaudichaudianum. Xây dựng khóa định loại lưỡng phân và cung cấp đầy đủ thông tin cho các taxon (chủ yếu là chi và loài) thuộc tông Mua (Melastomeae Bartl.) ở Việt Nam bao gồm: danh pháp đầy đủ, trích dẫn tài liệu, đặc điểm hình thái, mẫu chuẩn, sinh học và sinh thái, phân bố, hình vẽ, ảnh màu minh họa. Sử dụng “Hệ số tương đồng Jaccard” và phương pháp UPGMA trong phần mềm NTSYSpc2.1 với dữ liệu là 83 đặc điểm hình thái của 21 loài, 1 phân loài và 2 thứ thuộc tông Mua (Melastomea Bartl.) ở Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng được sơ đồ mối quan hệ gần gũi có thể có giữa các loài. Kết quả cho thấy, các loài thuộc 2 chi Melastoma và Osbeckia được tách biệt thành 2 nhánh rõ ràng và loài O. nutans có vị trí trung gian giữa 2 chi; đồng thời kết quả hoàn toàn phù hợp với những dẫn liệu về phân tử của K. Meyer đưa ra vào năm 2001 để sát nhập chi Otanthera vào chi Melastoma. Tổng hợp và đánh giá về giá trị sử dụng của các loài thuộc tông Mua ở Việt Nam. Cho đến nay, các thông tin đã có cho biết trong tông Mua ở Việt Nam có 10 loài và 1 phân loài được sử dụng để làm thuốc; ngoài ra, còn được sử dụng làm thực phẩm, làm phân xanh, làm củi hay lấy quả chín để nhuộm …
Đã lựa chọn hệ thống của S. S. Rener (1993, 2001) để sắp xếp các taxon thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở Việt Nam. Hệ thống có cơ sở khoa học và hợp lí để sắp xếp các taxon thuộc tông Mua (Melastomeae Bartl.) thuộc họ Mua ở Việt Nam. Tông Mua ở Việt Nam được ghi nhận gồm 2 chi với 18 loài, 1 phân loài và 2 thứ được ghi nhận (ngoài ra, còn có 6 tên loài còn nghi ngờ do thiếu dẫn liệu gồm: Melastoma setigerum, M. klossii, Osbeckia nutans, O. zeylanica, O. cupularis và O. truncata). Trong đó, công bố một tổ hợp tên mới cho 1 thứ (Melastoma sanguineum Sims. var. gaudichaudianum (Naudin) K.V. Quyet et D.T. Xuyen); khẳng định sự có mặt của 1 loài là: M. bauchei (mà K. Meyer (2001) còn nghi ngờ); cập nhật và chỉnh lí tên khoa học cho tông Mua (Melastomeae Bartl.) và 4 loài, 1 phân loài gồm: M. pellegrinianum, M. cyanoides, M. imbricatum, M. malabathricum ssp. normale và Osbeckia stellata; 2 loài và 1 thứ mới chỉ được ghi nhận (đặc hữu) có phân bố ở Việt Nam là: M. bauchei, M. paleaceum và M. sanguineum var. gaudichaudianum. Xây dựng khóa định loại lưỡng phân và cung cấp đầy đủ thông tin cho các taxon (chủ yếu là chi và loài) thuộc tông Mua (Melastomeae Bartl.) ở Việt Nam bao gồm: danh pháp đầy đủ, trích dẫn tài liệu, đặc điểm hình thái, mẫu chuẩn, sinh học và sinh thái, phân bố, hình vẽ, ảnh màu minh họa. Sử dụng “Hệ số tương đồng Jaccard” và phương pháp UPGMA trong phần mềm NTSYSpc2.1 với dữ liệu là 83 đặc điểm hình thái của 21 loài, 1 phân loài và 2 thứ thuộc tông Mua (Melastomea Bartl.) ở Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng được sơ đồ mối quan hệ gần gũi có thể có giữa các loài. Kết quả cho thấy, các loài thuộc 2 chi Melastoma và Osbeckia được tách biệt thành 2 nhánh rõ ràng và loài O. nutans có vị trí trung gian giữa 2 chi; đồng thời kết quả hoàn toàn phù hợp với những dẫn liệu về phân tử của K. Meyer đưa ra vào năm 2001 để sát nhập chi Otanthera vào chi Melastoma. Tổng hợp và đánh giá về giá trị sử dụng của các loài thuộc tông Mua ở Việt Nam. Cho đến nay, các thông tin đã có cho biết trong tông Mua ở Việt Nam có 10 loài và 1 phân loài được sử dụng để làm thuốc; ngoài ra, còn được sử dụng làm thực phẩm, làm phân xanh, làm củi hay lấy quả chín để nhuộm …
Nhận xét
Đăng nhận xét