Người Chăm và tôn giáo
Người
Chăm, (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm , dân Chiêm
Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia,
Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia hay người Nam Đảo.
Dân
số người Chăm tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài
liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người,
xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tiếng
Chăm thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian).
Người
Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử,
có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời
kì đồ sắt. Ở Việt Nam người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các
tiếng cùng thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia như Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai và Chu Ru.
Người
Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia
ra Hồi giáo cũ (Hồi giáo Chăm Bani) và Hồi giáo mới (Hồi giáo Chăm Islam). Hai
tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo tồn tại độc lập, và trải qua quá trình lịch sử,
đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, tạo nên một thứ tôn giáo địa phương. Ngoài
ra còn một số ít người Chăm còn theo đạo Công giáo và Tin Lành. Trong quá khứ
Phật giáo từng đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người
Chăm, tồn tại và phát triển song song với đạo Bà la môn từ đầu thế kỷ trước
công nguyên đến thế kỷ thứ IX
Nhận xét
Đăng nhận xét