Đá carbonat



Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng chất canxit (tức cacbonat canxi CaCO3). 


Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn và cát, bitum... Nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen.
Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng thể tích 2600 ÷ 2800 kg/m3, cường độ chịu nén 1700 ÷ 2600 kg/cm2,[cần dẫn nguồn] độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%.
Đá vôi nhiều silic có cường độ cao hơn, nhưng giòn và cứng. Đá vôi đôlômit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường. Đá vôi chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém.


Đá carbonat là một nhóm đá phổ biến trong các loại đá trầm tích, nhóm đá hoá học và sinh khoáng nói riêng. Phổ biến nhất và chiếm khối lượng chủ yếu vẫn là đá vôi, thứ đến là dolomit.
 Ngoài ra đá carbonat còn có sự pha tạp giữa carbonat và thành phần phi carbonat như sét, silit, vụn cơ học v.v. Khi đó tên gọi của đá carbonat cũng thay đổi theo.
Trong lịch sử phát triển vỏ Trái Đất thời đại nào cũng tồn tại các biển và đại dương thế giới.
Trầm tích carbonat là đặc trưng cho biển có độ kiềm khá cao (pH > 8,5). Tuy nhiên tính chất của carbonat cũng biến đổi theo thời gian gắn chặt với chế độ kiến tạo và kiểu bồn tạo carbonat. Ví dụ trong Cambri, Ocdovic, Silua, carbonat thường có dạng phân lớp mỏng, phân dải giầu bitum đặc trưng cho bồn dạng tuyến sâu. Song đến Devon đá vôi vừa có dạng dải, phân lớp mỏng máng sâu lại vừa có dạng khối thành tạo ở thềm nông (platform). Đến Carbon - Pecmi và Trias đá vôi đồng nhất dạng khối điển hình đặc trưng cho bồn trầm tích đẳng thước nông

Nhận xét

Bài đăng phổ biến