Thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến nay
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54504
Thị xã Quảng Yên là đô thị phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh. Vùng đất này tồn tại một không gian lịch sử văn hóa vô cùng đặc biệt.
Quá khứ hào hùng, nguồn gốc dân cư đặc biệt, truyền thống văn hóa độc đáo, mang số phận thăng trầm của một đô thị trong lịch sử, đó là những từ định vị cho không gian lịch sử văn hóa Quảng Yên.
Thị xã Quảng Yên là đô thị phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh. Vùng đất này tồn tại một không gian lịch sử văn hóa vô cùng đặc biệt.
Quá khứ hào hùng, nguồn gốc dân cư đặc biệt, truyền thống văn hóa độc đáo, mang số phận thăng trầm của một đô thị trong lịch sử, đó là những từ định vị cho không gian lịch sử văn hóa Quảng Yên.
Thị
xã Quảng Yên có hai vùng địa hình chính có diện tích tương đương nhau,
ngăn cách bởi sông Chanh, gọi là Hà Bắc, Hà Nam. Trên đất Hà Bắc, từ
thời Lý đã có một vài làng quê được gọi chung là trại Yên Hưng. Năm
1147, vua Lý Anh Tông cho dựng hành dinh ở trại Yên Hưng để thực thi sứ
mệnh thiêng liêng trấn giữ vùng cửa ngõ sông nước quan trọng nhất, mở
rộng ra toàn bộ các vùng biển đảo của quốc gia Đại Việt. Trại Yên Hưng
vào đầu thời Trần, năm 1237 được vua Trần Thái Tông ban cho An Sinh
Vương Trần Liễu để làm ấp thang mộc. Quảng Yên dù sầm uất hơn trước
nhưng cơ bản vẫn là vùng đất còn khá thưa dân cư. Sự biến đổi có tính
đột biến trong lịch sử dân cư vùng này bắt đầu rõ nét từ TK XV đến TK
XIX, gắn với công cuộc khai thác vùng đảo Hà Nam. Trong đó, công cuộc di
dân từ Thăng Long đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Đảo
Hà Nam của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh xưa kia là một bãi triều
lớn ở cửa sông Bạch Đằng. Khi nước triều lên, cả bãi bồi ngập nước mênh
mông, chỉ nổi lên một số đượng đất cao trên triều. Vào đời vua Lê Thái
Tông (niên hiệu Thiệu Bình, 1434) đến thời vua Lê Hiến Tông (1498 -
1504), có nhiều nhóm dân cư ở kinh thành Thăng Long, vùng đồng bằng sông
Hồng, sông Thái Bình đến vùng đất này quai đê lấn biển, khẩn hoang đất
đai lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam trù mật như ngày nay. Những người
có công đầu tiên mở đất lập làng được nhân dân trong vùng gọi là tiên
công. Các nhóm tiên công khai khẩn Hà Nam năm 1434 theo 2 phương thức: khai canh tập thể,
tức nhiều gia đình hợp lại cùng quai đê lấn biển lập làng, ruộng đất
chia đều cho từng xuất đinh tham gia khai khẩn, 3 năm đổ chương chia lại
ruộng đất; khai canh thủ lĩnh, tức là các tiên công chiêu tập người, chỉ huy họ quai đê lấn biển lập làng.
Title: | Thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến nay |
Authors: | Phạm Thị Thu Hà |
Keywords: | Quảng Yên |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | H.:Viện Việt Nam Học và Khoa học phát triển |
Description: | 206 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54504 |
Appears in Collections: | USSH - Dissertations |
Nhận xét
Đăng nhận xét