Đá chứa mangan
Giới
thiệu Đề tài NCKH “Đá chứa mangan”
Tác
giả: Trần Nghi
Trầm
tích mangan là loại đá khó xác định bằng phương pháp thạch học (lát mỏng). Vì vậy,
đóng vai trò chính trong việc xác định quặng mangan chủ yếu là phân tích nhiệt,
hoá học, đôi khi chỉ có phân tích rơnghen mới có thể xác định chính xác từng loại
khoáng vật mangan. Quặng mangan chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp luyện
kim đen để chế tạo các loại hợp kim, thép đặc biệt. Thành phần có hại trong quặng
mangan là photpho và lưu huỳnh.
Trong
tự nhiên, trầm tích mangan ít gặp hơn trầm tích sắt, nhưng lại rất giống sắt về
nguồn gốc và điều kiện thành tạo. Trầm tích mangan thường phân tán ở dạng bao
thể nhỏ, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới tập trung tạo thành mỏ.
Thành
phần khoáng vật của quặng mangan chủ yếu là oxyt, hydroxyt (manganit,
pirolusit, psilomelan...), carbonat,
(rodocrozit, mangano-canxit), đôi
khi gặp silicat
mangan. Quặng oxyt mangan thường có màu đen, vết vỡ dạng đất,
cấu tạo kết hạch, trứng cá, pizolit, tuyến nhũ, ... Quặng carbonat mangan thường
có màu xám lục, hồng, phân lớp mỏng, rất giống đá vôi, khác với đá vôi do rodocrozit
có tỷ trọng lớn, cứng, hầu như không sủi bọt trong HCl.
Ngoài
khoáng vật mangan, trong quặng mangan còn chứa nhiều khoáng vật hỗn hợp khác
như: canxit, siderit, sét glauconit, mảnh vụn cơ học, đôi khi có cả di tích
sinh vật (gai Hải miên, Tảo cát, Trùng tia, ...)
Cũng
như sắt, mangan được giải phóng trong quá trình phong hoá hoá học các đá kết tinh
giàu mangan, nó cũng là một nguyên tố khó bị hoà tan và độ di chuyển kém. Vì vậy,
mangan thường nằm trong vỏ phong hoá, nó được di chuyển dưới dạng dung dịch keo, dung dịch thật, hay vụn cơ học. Tùy theo
phương thức di chuyển, nếu ở dạng dung dịch thật thì nó được lắng đọng do sự
thay đổi độ pH, Eh của môi trường, nếu ở dạng keo thì kém vững bền hơn và dễ bị
ngưng keo do sự thay đổi nhiệt độ hoặc độ muối của môitrường. Ngoài ra, sinh vật
(nhất là vi khuẩn) đôi khi cũng có tác dụng rất lớn đến sự thành tạo trầm tích
mangan.
Cũng
như trầm tích sắt và silit, trầm tích Mn được thành tạo chủ yếu trong đáy biển
sâu dạng tuyến hẹp có tuổi Paleozoi. Trong trầm tích hiện tại Mn chỉ gặp ở dạng
"nodule" ở đáy đại dương. Có lẽ nguồn Mn quá bão hoà được cung cấp ở
biển sâu chủ yếu liên quan đến hoạt động phun trào dưới nước.
Ở
Việt Nam, trầm tích mangan ít phổ biến, hiện nay mới thấy ở Cao Bằng (Tốc Tát,
Trà Lĩnh, Trùng Khánh...) các thân quặng mangan thường có dạng thấu kính, dạng
vỉa nằm trong trầm tích silit, trầm tích vôi chứa nhiều gai Bọt biển. Hàm lượng
mangan trong quặng biến đổi từ 35-50%.
Ngoài
ra, ở một số nơi: Yên Cư (Vinh), làng Khao (Nghệ An), Niệm Sơn (Hải Phòng),... cũng
thấy vài thân quặng mangan ở dạng vỉa, mỏng nằm trong trầm tích silit sét. Hàm
lượng mangan không cao lắm, biến đổi từ 10-25% ……
Mời
các bạn đọc tiếp bài viết tại link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19134
Nhận xét
Đăng nhận xét