Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Hà Nội



Các Công ty xuyên quốc gia ở việt nam có nguồn gốc từ nhiều nước nhưng phổ biến là từ các nước đang phát triển
Thực tiễn hoạt động của các tnc trên thế giới đã cho thấy 90% số công ty có nguồn gốc từ một nước. Do đó căn cứ vào dánh sách tên các quốc gia lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam chúng ta có thể nhận diện một cách đầy đủ nguồn gốc của các tnc.


Từ năm 88-97 phần đầu tư của các tnc đông á chiếm tới 64,8% trong số 10 nước đầu tư lớn nhất vào việt nam.
Năm 98 kinh tế đông á lâm vào khủng hoảng tài chính tiền tệ thì mức này vẫn chiếm tới 44,9% và năm 1999 sau sự phục hồi của các nền kinh tế đông á mức này đã tăng trở lại với mức 60,4%.
trong số các công ty nước ngoài đầu tư vào việt nam thì các nhà đầu tư thuộc asean chiếm 24,56%.như vậy vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào việt nam có nguồn gốc chủ yếu là các nền kinh tế châu á.
các tnc châu á với phần lớn là các nền kinh tế đang phát triển và hầu hết các nước này đều chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 sự khó khăn của các tnc này đã kéo theo sự thu hẹp các khoản đầu tư mới cũng như sự trì trệ trong việc thực hiện số vốn đầu tư đã cam kết .cũng vì thế tuy tổng mức vốn cam kết đầu tư của các tnc ở châu á là rất lớn song mức vốn thực hiện lại rất thấp thường chỉ đạt bình quân 20% trong khi mức thực hiện này từ các tnc âu-mỹ thường đạt từ 38-70% thậm chí có công ty đạt trên mức vốn đã cam kết.
có nhiều lý do liên quan đến vấn đề này trong đó năng lực tài chính yếu kém và công nghệ kỹ thuật luôn là những vấn đề nổi cộm từ các các tnc thuộc các nước đang phát triển hoặc các tnc đầu tư vào việt nam không xuất phát từ công ty mẹ mà là từ các công ty thuộc thế hệ thứ hai nghĩa là từ các công ty chi nhánh ở nước thứ hai đầu tư vào nước thứ ba.phản ánh một thực tế mới của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động toàn cầu trong nội bộ các tnc hiện nay.
do quy mô không lớn và trình độ công nghệ không cao những công ty này thâm nhập vào việt nam theo một chiến lược kinh doanh đa dạng hoá do công ty mẹ điều chỉnh nhằm hoặc để chuyển một phần năng lực sản xuất thừa sang khu vực lãnh thổ khác hoặc phân tán rủi ro giảm bớt tổn thất kinh doanh hoặc thừa hành cắm nhánh theo hiệu ứng làn sóng trong chuyển dịch cơ cấu để tận dụng các lợi thế so sánh ở nước đối tác nhằm đảm bảo chắc chắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.một lý do khác các tnc châu á luôn coi thị trường đông nam á trong đó có việt nam là thị trường truyền thống của họ do đó sự phổ biến của các tnc châu á ở việt nam là điều dễ hiểu.
đây chính là đặc điểm bao quát các tnc châu á và các doanh nghiệp việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý các quan hệ lợi ích khi hai bên đều rất hiểu nhau do gần gũi nhau về địa lý ,về văn hóa chính trị về kinh tế.ở đây trong hoạt động của các tnc còn hàm chứa rất nhiều những vấn đề tế nhi về phương diện kinh tế và chính trị

Nhận xét

Bài đăng phổ biến