An ninh lương thực ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và tiềm ẩn khủng hoảng lương thực thế giới
An
ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi
quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình
trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập
khẩu. Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp
cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì
cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Việc
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng
trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu
tiên phát triển nông nghiệp. Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực
còn là vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh
hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số.
Theo
định nghĩa như trên thì có các tiêu chí để xét đến an ninh lương thực gồm:
Sự
sẵn có lương thực: là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ
chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn
thực phẩm dồi dào từ tự nhiên.
Tiếp
cận lương thực: là khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên
và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ
ăn uống dinh dưỡng. Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa
trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu
so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.
Ổn
định lương thực: một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân
lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp. Không gặp phải rủi
ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường (như khủng hoảng
khí hậu hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kỳ (như mất an ninh lương thực
theo mùa). Các yếu tố mới tác động đến độ ổn định của nguồn cung lương thực gồm:
Môi trường tự nhiên: Đất đai, thổ nhưỡng,
nguồn nước, khí hậu, hệ sinh thái.... đặc biệt là nguồn nước.
Thay đổi khí hậu và các biến động hàng năm
và các tác động không thuận đối với ổn định sản lượng và tăng khả năng mất an
ninh lương thực. Theo dự báo của Ủy ban liên chính phủ Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu (IPCC), số lượng cá rạn san hô, cần thiết cho thực phẩm của người dân,
có thể giảm xuống 20% vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.
Tình trạng suy thoái ở mức độ báo động về
môi trường ví dụ như ô nhiễm môi trường cũng như là tính tự túc của hệ thống
sinh thái và nông-sinh thái toàn cầu, mất cân bằng sinh thái.
Tác động của cải cách thương mại đối với
giá cả và sản lượng (có thể do thay đổi mùa vụ), đặc biệt là tác động tiêu cực
đến an ninh lương thực ở nông thôn nếu như điều này làm giảm giá cả thực tế
theo hướng bất lợi cho nông dân trong nước.
Tiêu
dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, nước
sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm
sinh lý được đáp ứng.
Mời
các bạn đọc thêm bài viết “An ninh lương
thực ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và tiềm ẩn khủng hoảng
lương thực thế giới”
Tác
giả: Nguyễn Văn Huân
Nhận xét
Đăng nhận xét