Quan niệm của William James về chân lý



William James (1842 - 1910) là một trong những trụ cột của chủ nghĩa thực dụng Mỹ.           

Phát triển những quan điểm của Charles Sander Peirce(**) về phương pháp xác định ý nghĩa của tư tưởng trên cơ sở hiệu quả thực tiễn, James đã xây dựng chủ nghĩa thực dụng thành một học thuyết về chân lý. Mặc dù phải đối mặt với không ít lời phê bình từ bốn phương tám hướng nhưng không thể phủ nhận học thuyết chân lý chính là một đóng góp to lớn của James vào sự phát triển của chủ nghĩa thực dụng Mỹ.
Trước hết, chân lý không phải là thuộc tính của thực tại mà chẳng qua chỉ là “ý niệm” của chúng ta về thực tại.
Thứ hai, chân lý không phải là lý tưởng phổ quát, tuyệt đối mà là một quá trình cụ thể, tương đối.
Thứ ba, chân lý được xác định dựa trên tính hữu dụng thực tế.
Thứ tư, chân lý luôn hướng đến con người.
Học thuyết chân lý là một trong những nội dung tư tưởng đã tạo dựng nên tên tuổi của William James với tư cách là một đại biểu ưu tú của chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Người ta có lý khi đưa ra nhận định, học thuyết chân lý của ông được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa thực dụng đã cung cấp một hướng tiếp cận, một lối kiến giải và một phong cách tư duy mới về một vấn đề “cổ xưa” của truyền thống triết học phương Tây khởi từ kỷ nguyên của các thành bang. Chính tác giả của bộ Lịch sử triết học phương Tây đã khẳng định chủ nghĩa thực dụng của W.James đã đưa ra “một định nghĩa mới về chân lý”
Mặc dù học thuyết chân lý của ông bị phê phán khá nặng nề do quá đề cao lợi ích chủ quan của cá nhân và tính bất định trong xem xét chân lý, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc James đã kiên quyết phủ nhận mọi hình thức lý tưởng tuyệt đối của chân lý, khẳng định tính chủ thể của chân lý và vai trò của hiệu quả trong nhận thức và hành động. Đó là những giá trị tích cực trong học thuyết chân lý của James cần được tiếp nhận và suy ngẫm.
Với những kiến giải táo bạo thể hiện rõ “chất Mỹ”, học thuyết thực dụng của W.James về chân lý đã cung cấp một bảng hướng dẫn quý giá cho mỗi con người Mỹ đang khao khát tự lập thân trên miền đất hứa vốn dĩ không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng.
Mời các bạn đọc thêm  bài viết “Quan niệm của William James về chân lý”
Tác giả: Phan Thị Thùy Dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến