Hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hội
nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong
chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi
mới đất nước. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước
chúng ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
Những
kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt
Nam trên trường quốc tế
Bên
cạnh những thành tựu to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế
quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta vẫn còn một số hạn chế, như:
Một
là, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn trong việc
thực hiện cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Chưa hình thành được một kế
hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc
thực hiện các cam kết. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ
trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến
lược tổng thế. Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá
trình hội nhập từ Trung ương đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất
cập.
Hai
là, chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA, chưa
chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung của
toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
đem lại. Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước.
Ba
là, tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng và
hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh
sang hàng chế biến, chế tạo nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào DN có vốn đầu tư
nước ngoài; nhập siêu vẫn còn là nguy cơ, cơ cấu nhập khẩu còn không ít bất cập.
Về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai thức
tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến thấp
và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện
tử…).
Bốn
là, do tri thức và trình độ kinh doanh của các DN còn thấp, cộng với hệ thống
tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự
do hoá thị trường vốn sớm.
Năm
là, năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam
nói chung còn thấp, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ phía DN nước ngoài, dẫn đến một
số ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường, nhập
khẩu tăng mạnh. Sự cạnh tranh, đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn thấp,
Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới
trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọn chiến lược tăng cường hướng
về xuất khẩu nên sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.
Sáu
là, năng suất lao động tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi thế nhân công
và chi phí mặt bằng rẻ, chi phí năng lượng thấp đã ảnh hướng nhiều đến năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của DN. Hàng hoá nước ngoài chất lượng cao
lại được cắt giảm thuế, khiến cho hàng hoá của các DN bị cạnh tranh gay gắt...
Mời
các bạn đọc thêm bài viết “Hạn chế của
doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác
giả: Nguyễn Thu Trang
Nhận xét
Đăng nhận xét