Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Sơn – Toxicodendron succedanea (L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Nguyễn, P. G. (2018). Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Sơn – Toxicodendron succedanea (L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62636?mode=full

Đặc điểm hình thái của cây Sơn trồng (4 tuổi) tại Đà Bắc, đã có hoa và quả: cây gỗ nhỏ hay trung bình, cao 3 - 6 m, thân tròn thẳng, cong queo, phân cành thấp và nhiều, đôi khi vỏ màu nâu xám đen, có nhựa mủ màu trắng ngà, để lâu chuyển thành màu đen. Lá kép lông chim một lần lẻ, thường tập trung ở dầu cành, cuống chung mềm dài 10 - 20 cm, mang 7 - 13 lá chét; lá chét mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng nhọn về phía đầu, dài 5 - 10 cm, rộng 1,5 - 3,5 cm, gốc lá tù và lệch, mép lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng, màu lục xám, mặt dưới màu lục nhạt hay lục xám. Hoa nhỏ tập hợp thành chùm kép dạng chùy ở nách lá phía đầu cành, cụm hoa phân nhánh nhiều; hoa có cuống ngắn, cánh đài hợp ở gốc, trên xẻ thành răng hình trứng hay trái xoan; nhị 5 chiếc, chỉ nhị mảnh, bao phấn hình trứng dài bằng cánh hoa. Quả hạch, gần hình cầu, đường kính 6 - 8 mm, vỏ quả mỏng, nhẵn, khi khô màu đen, hạt cứng. Cây ra hoa tháng 3 - 4, có quả chín tháng 8 - 9. Theo người trồng, khi cây ra hoa, mang quả thường cho nhựa ít, hoa càng nhiều thì nhựa càng ít. Theo Võ Văn Chi (2004), Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999), Phạm Hoàng Hộ (2000), Trần Hợp (2009) thì cây Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Mold trong điều kiện tự nhiên là cây gỗ trung bình có thể cao đến 20 m, phân cành cao, trong khi trồng cây thường có độ cao 3 - 8 m. Bộ rễ ăn nông nên thường bị đổ do gió to hoặc bão. Tuy nhiên, trong khi đó Sơn được trồng tại Đà Bắc thường thấp hơn (3 - 6 m), phân cành rất thấp (gần gốc). Bộ rễ thường ăn sâu trong đất có thể do vùng trồng có đất khô cằn...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến