Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54516

Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Về thực tiễn: Luận án chỉ ra được những vướng mắc, chồng chéo trong một số văn bản của nhà nước khi qui định thẩm quyền quản lý tài liệu nghe nhìn. Luận án sẽ chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại trong thành phần tài liệu nghe nhìn ở các cơ quan hiện nay. Luận án cũng đã nghiên cứu và đưa ra Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu thường xuyên và không thường xuyên TLNN để cơ quan quản lý xem xét tham khảo. Luận án chỉ ra được những thành phần TLNN chủ yếu, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử cần thu thập và nộp lưu vào các TTLTQG.
- Về lý luận:  Đóng góp quan trọng là đã nghiên cứu được cơ sở khoa học để xác định nguồn nộp lưu TLNN. Đó là xác định tiêu chuẩn các cơ quan đủ điều kiện và cần phải nộp lưu TLNN vào các TLTQG. Một phần lý luận quan trọng khác là đã nghiên cứu được các tiêu chuẩn và phương pháp xác định thành phần TLNN cần nộp lưu vào các TTLTQG; nghiên cứu, đưa ra định nghĩa một số khái niệm về TLNN.
Kết quả Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để xây dựng các văn bản có liên quan tới việc quản lý công tác thu thập và hướng dẫn nghiệp vụ thu thập TLNN.
- Về một số kiến nghị:
+  Nhà nước cần sớm nghiên cứu, xây dựng, ban hành Danh mục cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
+ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước sớm soạn thảo và ban hành Danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu nghe nhìn. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện xử lý nghiệp vụ đối với tài liệu nghe nhìn;
+ Cần thành lập riêng một Trung tâm Tài liệu nghe nhìn quốc gia để thu thập, bảo quản tài liệu nghe nhìn tránh bị phân tán, thất lạc và hủy hoại. Nhà nước cần quan tâm và đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất cho việc bảo quản tài liệu nghe nhìn ở các cơ quan lớn cũng như Trung tâm Lưu trữ tài liệu nghe nhìn;
+ Lưu trữ các bộ ngành cần có kế hoạch và kịp thời thu thập tài liệu nghe nhìn từ các phòng ban chuyên môn đã đến hạn nộp lưu; phối hợp chặt chẽ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia để kịp thời lựa chọn tài liệu có giá trị để nộp lưu;
+  Đối với các cơ quan chuyên sản xuất tài liệu nghe nhìn , Nhà nước cần cấp kinh phí cho cơ quan đó hoặc cho các Trung tâm Lưu trữ quốc gia để sao lại một bộ tài liệu nhằm phục vụ cho hoạt động tuyên truyền thường xuyên của cơ quan đó và của Đảng, Nhà nước. Bộ tài liệu là bản gốc, bản chính sau khi đã số hóa cần giao nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia theo thẩm quyền quản lý của các Trung tâm. Bên cạnh nộp lưu bản gốc, bản chính đã được số hóa, các cơ quan trên cần gửi danh mục TLNN có giá trị về các TTLTQG để quản lý. 
Kết quả Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để xây dựng các văn bản có liên quan tới việc quản lý công tác thu thập và hướng dẫn nghiệp vụ thu thập TLNN ở Việt Nam.
Title: Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam
Authors: Nguyễn Minh Sơn
Keywords: Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam
Tài liệu nghe nhìn nộp
Issue Date: 2017
Publisher: H.:ĐH KHXV & NV
Description: 190 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54516
Appears in Collections:USSH - Dissertations

Nhận xét

Bài đăng phổ biến